Trong thời buổi công nghiệp dịch vụ lên ngôi, các cửa hàng giặt ủi tranh nhau, mọc lên như nấm. Khi đi trên đường nhất là những thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, bạn dễ dàng tìm thấy 1, 2 hay hàng dài những tiệm kinh doanh giặt ủi. Để mở tiệm giặt là ngoài có kế hoạch, chiến lược cạnh tranh rõ ràng, vốn cũng là một phần quan trọng, quyết định sự thành bại của một cơ sở kinh doanh giặt ủi.
Contents
Để mở tiệm giặt là công nghiệp cần vốn đầu tư bao nhiêu?
Khi đầu tư một tiệm giặt là công nghiệp dù lớn hay nhỏ, đều phải có kế hoạch rõ ràng, nhất là trong thời buổi cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Nếu bạn cứ nghĩ rồi làm mà không có một chiến lược lâu dài, tối ưu, cơ sở kinh doanh của bạn rất dễ bị thua lỗ đấy.
Vốn đầu tư cho tiệm giặt là công nghiệp
Số vốn đầu tư còn phụ thuộc vào vị trí và quy mô diện tích tiệm của bạn. Nếu ở thành phố, đô thị hay quy mô của hàng lớn, đương nhiên số vốn đầu tư sẽ nhiều hơn và ngược lại. Nhưng nhìn chung, bạn cần phải có tối thiểu 100 – 120 triệu đồng để mở một tiệm giặt là công nghiệp. 100 triệu được chia ra sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, trong đó một khoản lớn được dùng để mua sắm các sản phẩm máy giặt khô công nghiệp, thiết bị, thuê mặt bằng, trả lương cho nhân viên. Số tiền còn lại được dùng vào những việc phát sinh, cũng như bù lỗ cho những tháng đầu tiên khi chưa thu hút được khách hàng.
Chi phí đầu tư vào hệ thống máy móc, phụ kiện
Đầu tiên bạn cần xác định đối tượng phục vụ chính của cửa hàng.
Nếu là khách lẻ, các cá nhân, bạn nên đầu tư 40 – 60 triệu đồng mua khoảng 6 – 8 máy giặt công nghiệp có công suất 8 – 10kg. Số tiền còn lại sử dụng để mua 2 chiếc máy ủi. Khi lựa chọn máy giặt nên lưu ý mua những máy lồng ngang thay vì lồng đứng. Máy lồng ngang giúp bạn giặt sạch hơn nhưng bù lại thời gian làm việc sẽ lâu hơn. Nên chọn những thương hiệu tốt, đảm bảo tính ổn định và độ bền cao như Electrolux, Samsung, Lg… máy giặt ủi công nghiệp giá tốt giá tầm khoảng 8 – 10 triệu đồng.
Nếu đối tượng kinh doanh chính của bạn là các doanh nghiệp, bạn cần phải tiềm lực tài chính ổn, sẵn sàng đầu tư mở rộng quy mô kinh doanh khi nhận được những đơn hàng lớn. Ngoài ra bạn cũng cần chuẩn bị chiến lược kinh doanh cũng như kế hoạch thu hồi vốn rõ ràng vì khi mở rộng quy mô, bạn cần phải có những chiếc máy công suất lớn hơn, nhưng đa phần những máy công suất lớn đều có giá thành cao và phải nhập từ nước ngoài về.
Chi phí thuê mặt bằng cho tiệm giặt là công nghiệp
Một điểm tích cực khi mở tiệm giặt là công nghiệp, bạn không cần phải có mặt bằng đẹp, cửa hàng cũng không cần phải quá lớn hay quá chăm chút về mặt hình thức. Vì vậy nếu muốn giảm tải chi phí bạn hoàn toàn có thể thuê một địa điểm trong hẻm làm tiền đề cho việc khởi đầu kinh doanh, sau này khi cửa hàng ăn nên làm ra, phát triển hơn, bạn có thể di chuyển sang những con phố, tuyến đường lớn hơn, để mở rộng quy mô cũng như tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng hơn. Thông thường chi phí thuê mặt bằng dao động 7 – 15 triệu đồng. Còn nếu bạn đã có sẵn mặt bằng rồi, không cần phải thuê, bạn sẽ tiết kiệm được một khoản lớn để dùng vào những việc khác.
Chi phí trả lương cho nhân công
Với quy mô như trên, trung bình của hàng của bạn cần 2 – 3 nhân công. Bạn chia họ ra làm theo ca và giao cho họ nhiệm vụ giặt ủi và trông coi cửa hàng. Điểm cộng là nhân viên giặt ủi không cần nhiều về ngoại hình, bằng cấp hay trình độ nên mức lương cũng không quá cao, dao động 3 – 4 triệu đồng/1 tháng cho 1 nhân viên.
Chi phí đầu tư, sử dụng công nghệ trong kinh doanh
Công nghệ là phần không thể trong việc kinh doanh nói chung và kinh doanh tiệm giặt là công nghiệp nói riêng. Ban đầu khi mới mở tiệm, bạn sẽ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng. Lúc này bạn nên đầu tư vào việc chạy quảng cáo trên các trang mạng xã hội, hoặc có thể thực hiện nhận đặt hàng online để thu hút khách hàng hơn. Chi phí cho việc này rơi vào khoảng 1 – 2 triệu/1 tháng. Bên canh đó bạn cũng nên sử dụng các phần mềm quản lí cửa hàng từ xa, phòng khi bạn có việc bận không thể trực tiếp đến cửa hàng. Ngoài ra những phần mềm này còn giúp bạn quản lí nhân viên, lịch sử giao dịch cũng như thông tin khách hàng thường lui tới cửa hàng.
Với những kiến thức mà slc chia sẻ rồi, ít nhiều cũng đã có thêm những thông tin cần thiết cho bạn về chi phí mở một tiệm giặt là công nghiệp. Bạn hãy nhớ kinh doanh dù lớn hay nhỏ đều cần có kế hoạch và chiến lược rõ ràng. Và sự sẵn sàng về vốn sẽ giúp bạn tự tin cũng như phát triển cửa hàng ngày một tốt hơn.