Hiện tượng thấm nước chân tường, trần và bề mặt tường là hiện tượng xuất hiện phổ biến hiện nay. Lý do chủ quan là khi bắt đầu thi công chủ nhà hoặc người thi công không sử dụng các biện pháp chống thấm chân tường. Dẫn đến việc nhà bị bong, xuất hiện các vết thấm nước loang lổ làm mất thẩm mỹ. Cùng nhavietvn.com tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân và giải pháp, qua bài viết sau đây:
Contents
Dấu hiệu nào biết nhà bạn đang bị thấm chân tường?
Nếu một ngày nào đó bạn thấy tường nhà mình có các dấu hiệu sau thì chứng tỏ tường nhà bạn đang gặp vấn đề thấm nước cần sửa chữa để chống thấm chân tường ngay:
– Trên tường xuất hiện những mảng màu vàng hoặc những mảng tường khác màu.
– Xuất hiện các hiện tượng phồng rộp, và bong sơn.
– Không khí trong nhà có mùi nấm mốc, ẩm ướt gây khó chịu.
– Nhiệt độ luôn thấp và mát hơn so với các vị trí khác ở trong nhà.
– Có nấm mốc làm tường bị lốm đốm đen.
– Xuất hiện muối trắng chân tường.
>>>Xem thêm: Hướng dẫn chống thấm tường nhà ở liền kề hiệu quả.
Nguyên nhân nào dẫn đến việc thấm chân tường là gì?
Về kiến thức trên sách vở thì hầu hết các loại nguyên vật liệu trong xây dựng đều có mao mạch quản. Mao mạch là khoảng cách giữa các hạt phân tử với nhau có đường kính được ước tính khoảng 20-40 micromet (1 µm = 0.001 mm). Nếu bề mặt vật liệu tiếp xúc với nước một thời gian sẽ xuất hiện sự thẩm thấu. Là do nước thâm nhập vào các khe hở ở bề mặt và đi theo khoảng cách giữa các mao mạch gây ra hiện tượng thấm tường.
Hay nói một cách dễ hiểu, một số nguyên nhân phổ biến cần chống thấm chân tường hiện nay là:
– Vị trí xây nhà gần khu vực nguồn nước như ao, hồ, mạch nước ngầm.
– Nhà xây dựng lâu năm bị xuống cấp khi chịu thời tiết nắng, mưa gây ra hiện tượng thấm nước, trong đó có sự cố thấm chân tường.
– Khi thi công móng bê tông nhà: thiếu lớp bê tông chống thấm, hoặc nền nhà thấp hơn nền đất bên ngoài, thợ xây thiếu xi măng gây ra các khe giữa các viên gạch.
Đó là lý do tại sao bạn nên thực hiện các biện pháp chống thấm chân tường ngay lập tức.
Sử dụng Water Seal DPC cho việc chống thấm
*Ưu điểm:
– Không ảnh hưởng đến kết cấu tường của ngôi nhà do không cần đục phá tường quá nhiều.
– Hạn chế tối đa hiện tượng mao mạch dẫn và tái thẩm thấu.
– Độ bền lớp chống thấm vĩnh viễn theo tuổi thọ vật liệu.
– Sử dụng được cho cả nền bê tông cũ và mới đều được.
– Tồn tại vĩnh viễn trong bê tông không bị mục, vữa, nát theo thời gian.
– Đơn giản, dễ thực hiện.
>>>Xem thêm: Cách chống thấm nhà vệ sinh
* Hướng dẫn sử dụng Water Seal DPC để chống thấm chân tường:
Bước 1: Đục bỏ lớp xi măng phía ngoài cho đến khi thấy lớp gạch xây nơi bị ẩm, thấm nước.
Bước 2: Xác định lớp gạch vữa giữa 2 viên gạch, sử dụng mũi khoan bê tông Ø12 để khoan vào tường.
+ Đối với phần tường 1 lớp gạch: Chọn phần mạch vữa sao cho cách nền 15-20 cm. Khoảng cách giữa các mũi khoan là 10-12 cm. Độ sâu mỗi mũi khoan là 9 cm. Ví dụ: 1 mét tường bị thấm thì bạn sẽ khoan 9-10 lỗ khoan. Khoan thẳng và vuông góc với bức tường.
+ Đối với phần tường 2 lớp gạch: Cũng tương tự như một lớp, nhưng độ sâu mỗi mũi khoan là 19cm.
Lưu ý: Khi tiến hành khoan phải từ từ, cẩn thận tránh làm thủng tường.
Bước 3: Làm sạch bụi ở các lỗ khoan bằng thiết bị có gắn đầu hút bụi nhỏ.
Bước 4: Gắn các ống dẫn hóa chất vào lỗ khoan.
Bước 5: Lắc đều hoá chất Water Seal DPC đổ vào bình phun. Sau đó bơm từ từ dung dịch vào các lỗ khoan.
Lưu ý: Bơm vừa đủ không quá đầy vì chất này sẽ nở ra để lấp đầy các mạch vữa.
Bước 6: Dùng bình phun hơi sương xịt vào các lỗ khoan đã được làm đầy bằng Water Seal DPC để chống ẩm.
Bước 7: Đợi 2 – 4 tiếng để hoá chất thẩm thấu vào các mạch vữa. Khi kiểm tra thấy hóa chất thẩm thấu đều toàn bộ mạch vữa thì đạt yêu cầu, nếu lỗ khoan chưa đạt ta bơm bổ sung Gel.
Bước 8: Trộn dung dịch Water Seal DPC với các vật liệu làm vữa theo tỷ lệ như sau 5 lít Water Seal + 50Kg xi măng + cát + nước vào đó lắp lại lỗ khoan và chỗ đã đục.
Kết luận:
Bạn nên tiến hành chống thấm chân tường ngay từ khi bắt đầu xây nhà. Nếu hiện tượng thấm nước xảy ra thì vấn đề này không còn đơn giản, nó gây mất nhiều thời gian và tiền bạc để khắc phục và sửa chữa. Thời tiết hiện nay nắng mưa thất thường, nên nhà rất dễ bị xuống cấp nếu không làm kỹ lưỡng ngay từ những khâu đầu tiên.