Nghiệm pháp là gì? Nghiệm pháp Spurling là gì? Đây là chứng bệnh gì đối với sức khỏe của con người. “Spurling” nghe có vẻ rất lạ. Tuy nhiên, người mắc hội chứng Spurling rất phổ biến. Các triệu chứng đó biểu hiện lên cơ thể như: đau nhứt vai gáy, tê tay, thường xuyên mỏi tay,… Đó là do sự chèn ép của các dây thần kinh. Vì vậy, khi có những dấu hiệu đó, chúng ta cần nghiệm pháp Spurling. Sau nghiệm pháp chúng ta sẽ biết được mình có thực sự bị mắc hội chứng không. Vậy dương tính là như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về nghiệm pháp Spurling ngay dưới bài viết này nhé!
Contents
Nghiệm pháp là gì?
Nghiệm pháp là một phương pháp dùng để chẩn đoán bệnh. Khi cơ thể xuất hiện một triệu chứng lâm sàng nào đó thì ta cần nghiệm pháp. Nghiệm pháp nên được thực hiện bởi các chuyên gia trong lĩnh vực như: bác sĩ chuyên môn… Không nên tự ý thực hiện nghiệm pháp.
Nghiệm pháp Spurling
Hội chứng Spurling
Spurling là một hội chứng thoát bị đĩa đệm, thoái hóa cột sống cổ. Bệnh này xảy ra rất phổ biến với hầu hết tất cả người lao động chân tay và trí óc. Biểu hiện của bệnh lý này là 5 hội chứng lâm sàng, đó là:
- Hội chứng đau nhức cột sống cổ
- Hội chứng rễ dây thần kinh cổ
- Hội chứng gây chèn ép tủy cổ
- Hội chứng thiểu năng tuần hoàn não hệ động mạch đốt sống thân nền
- Hội chứng gây rối loạn hệ thần kinh thực vật.
Để biết có mắc hội chứng này thì cần phải nghiệm pháp Spurling. Cũng giống như các căn bệnh khác, đây cũng là phương pháp xét nghiệm lâm sàng để biết bệnh. Sau khi nghiệm pháp sẽ chẩn đoán được các dây thần kinh có bị chèn ép hay không?
Nguyên nhân mắc hội chứng Spurling
Vì đây là bệnh lý chèn ép dây thần kinh nên có thể xảy ra với bất cứ ai, dù lớn hay bé. Tuy nhiên, người lao động hoặc lớn tuổi thường mắc hội chứng này. Triệu chứng dần xuất hiện khi dây thần kinh ở cổ bị chèn ép. Lâu dần, các dây thần kinh đó tách ra khỏi tủy sống.
Nguyên nhân có thể là do người mắc bị thoát vị đĩa đệm. Hoặc khi già đi, cơ thể lão hóa, dẫn đến mắc hội chứng Spurling. Không chỉ bị đau ở cổ, người mắc có thể thấy đau ở hai bên bã vai. Nghiệm pháp Spurling sẽ biết được nguyên nhân gây ra cơn đau cho người bị bệnh.
>>> Xem thêm: Huyệt cao hoang
Thực hiện nghiệm pháp cho người bệnh
Trước khi thực hiện nghiệm pháp, người bệnh sẽ được hướng dẫn ngồi vào vị trí để làm xét nghiệm. Vị trí đó có thể là ghế hoặc là bàn. Biến thể của nghiệm pháp này có thể có nhiều. Tuy nhiên, hai biến thể nghiệm pháp phổ biến nhất chính là Spurling test A và Spurling test B.
Spurling test A
Người thực hiện nghiệm pháp Spurling sẽ nghiêng đầu bệnh nhân về nơi xuất hiện triệu chứng. Sau đó, sẽ tiếp tục tác động một số áp lực lên đỉnh đầu của người mắc hội chứng.
Spurling test B
Ở phương pháp này, người nghiệm pháp sẽ mở rộng và xoay cổ của người bệnh. Đồng thời tạo áp lực lên đỉnh đầu của người bệnh.
Nghiệm pháp Spurling dương tính khi nào?
Sau khi thực hiện các phương pháp nghiệm pháp Spurling, người thực hiện sẽ dựa trên biểu hiện của người bệnh để chẩn đoán. Biểu hiện lâm sàng đó chính là cảm giác đau lan vùng cánh tay của người bệnh. Lúc đó, bác sĩ sẽ dừng thực hiện nghiệm pháp.
Nếu như biểu hiện không rõ ràng, bác sĩ sẽ thực hiện thêm một số xét nghiệm bổ sung khác. Một số xét nghiệm bổ sung thường là:
- Nghiệm pháp qua chuyển động vai: Người bệnh sẽ đặt lòng bàn tay lên đỉnh đầu. Nếu các triệu chứng vẫn còn xuất hiện, có nghĩa là người bệnh dương tính với hội chứng.
- Nghiệm pháp qua xét nghiệm hình ảnh: Đây là sử dụng phương pháp chụp X-quang hay CT cắt lớp, hay MRI để nhìn vùng bị đau. Qua phương pháp này bác sỹ sẽ chẩn đoán và loại trừ được nguyên nhân gây bệnh.
- Nghiệm pháp lực căng chi trên: Kiểm tra lực căng chi trên là kiểm tra các dây thần kinh chạy từ cổ đi xuống cánh tay bệnh nhân. Bác sỹ sẽ xem dây thần kinh của chi nào gây ra triệu chứng.
- Nghiệm pháp dẫn truyền thần kinh: Phương pháp này sẽ chỉ ra được tốc độ di chuyển của xung thần kinh qua dây thần kinh. Qua đó, sẽ biết được những thương tổn của dây thần kinh.
Phương án điều trị sau khi nghiệm pháp dương tính
Tùy theo nguyên nhân và mức độ của triệu chứng mà bác sỹ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp. Có hai phương án điều trị đó là:
- Điều trị dùng thuốc: Thuốc giảm đau, giãn cơ, thuốc dành cho hệ thần kinh,… Các loại thuốc này sẽ được kê đơn bởi bác sĩ, không nên uống khi chưa có sự thăm khám.
- Điều trị không dùng thuốc: Chủ yếu là điều trị tư thế. Hoặc cần thiết hơn là dùng dịch vụ Vật lý trị liệu: châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp…
Bài viết trên vừa chia sẻ đến các bạn những thông tin về nghiệm pháp Spurling. Đây là phương pháp dùng để chẩn đoán các hội chứng Spurling. Hi vọng những thông tin được chia sẻ phù hợp với nhu cầu tìm kiếm của các bạn độc giả. Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao để ngăn ngừa mắc hội chứng này nhé! Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm về các hội chứng liên quan, hay cách điều trị thì có thể liên hệ tư vấn tại: conlannhiet.com.vn