Quản lý kỹ thuật tòa nhà có phải là một điều cần thiết trong quy trình quản lý tòa nhà trong thời đại này hay không?
Tại các thành phố lớn như TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng.. có rất nhiều các tòa nhà được xây dựng nhằm mục đích kinh doanh, làm chung cư, nhà ở.. Nhưng việc này không chỉ đơn thuần là xây dựng lên một khối gạch đá là xong, mà nó cần một quá trình vận hành xuyên suốt được gọi là quản lý tòa nhà. Trong đó, quản lý kỹ thuật tòa nhà là một bộ phận vô cùng quan trọng.
-
Contents
Các vấn đề chính khi quản lý một tòa nhà
Quản lý tòa nhà
Đối với bất kỳ một tòa nhà nào cũng cần phải đảm bảo quản lý được 4 vấn đề sau:
-
Quản lý tài chính
Đối với một tòa nhà dù lớn hay nhỏ thì đều phải có các khoản phí như tiền thuê mặt bằng, chi phí điện nước, chi phí cho việc quản lý, nhân viên, vệ sinh, bảo trì, sửa chữa… Số tiền này được phân chia rạch ròi, công bằng cho từng cá nhân hoặc tổ chức sử dụng tài nguyên của tòa nhà.
Việc tính toán, thu phí.. này cần có một bộ phận quản lý chuyên nghiệp để đảm bảo tính minh bạch, đúng sự thật và có trách nhiệm báo cáo với các cơ quan nhà nước có liên quan.
-
Quản lý nhân sự
Một tòa nhà không chỉ có bảo vệ mà còn có rất nhiều nhân viên đang làm việc như tạp vụ, nhân viên vệ sinh, nhân viên hành chính, văn phòng, quản lý và các nhân viên thời vụ khác.
Tất cả các nhân viên đều được quản lý tốt thời gian làm việc, tính lương và ngày nghỉ phép… Đây là một trong những bộ phần cần được quản lý chặt chẽ để hoạt động của tòa nhà diễn ra liên tục.
-
Quản lý khách hàng
Bộ phận quản lý khách hàng có trách nhiệm liên hệ, giải quyết các giấy tờ pháp lý, giải đáp các thắc mắc từ khách hàng, quản trị mối quan hệ khách hàng và tất cả các vấn đề phát sinh có liên quan.
-
Quản lý kỹ thuật tòa nhà
Đây là một trong những bộ phận quản lý quan trọng nhất vì nó đảm bảo cho việc vận hành liên tục cho cả tòa nhà.
Quản lý kỹ thuật tòa nhà
Để nói đến tầm quan trọng của quản lý kỹ thuật tòa nhà thì bạn có thể hình dung nếu hệ thống điện bị hư hỏng bất kỳ chỗ nào trong tòa nhà thì sẽ trực tiếp làm gián đoạn tất cả các hoạt động quản lý, giám sát, an ninh, khách hàng. Điều này thật sự rất tồi tệ!
Lúc này, công việc của quản lý kỹ thuật tòa nhà là ngắt nguồn điện chính và thực hiện kết nối với máy phát điện để có thể tiếp tục vận hành. Sau đó, họ sẽ có thể biết được các bộ phận bị hỏng và liên hệ với bên cơ quan sửa chữa để xem xét, kiểm tra.
Quản lý kỹ thuật tòa nhà bao gồm quản lý hệ thống điện, hệ thống ánh sáng, phòng cháy chữa cháy, hệ thống nước, hệ thống giám sát… nhằm cho chúng vận hành tốt, bảo trì định kỳ và kiểm tra, giám sát, xử lý ngay khi có tình huống đột ngột xảy ra.
-
Tầm quan trọng của việc quản lý kỹ thuật tòa nhà
Nói đúng hơn về quản lý kỹ thuật thì các hoạt động này khác hoàn toàn với các hoạt động bảo hành, sửa chữa. Quản lý kỹ thuật tòa nhà chủ yếu vận hành cho tất cả các hệ thống hoạt động đúng với chức năng của nó nhằm đáp ứng nhu cầu cơ bản như điện, nước, ánh sáng, bảo an.. cho những người đang sinh hoạt trong tòa nhà.
Tầm quan trọng của quản lý kỹ thuật tòa nhà
Các hệ thống cần phải vận hành cơ bản bao gồm:
- Hệ thống điều hòa không khí
- Hệ thống quạt thông gió
- Hệ thống bơm nước
- Hệ thống chiếu sáng
- Hệ thống cứu hỏa
- Hệ thống thang máy
- Hệ thống máy phát điện
- Hệ thống điện năng
- Hệ thống camera giám sát
- Hệ thống âm thanh công cộng
- Hệ thống khác
Bộ phận quản lý kỹ thuật tòa nhà sẽ:
- Đảm bảo sự vận hành liên tục máy móc thiết bị trong tòa nhà
- Đảm bảo an ninh, an toàn cho tòa nhà
- Tăng giá trị của tòa nhà
- Đáp ứng các nhu cầu thiết yếu và nâng cao cho khách hàng
Quản lý kỹ thuật tòa nhà là một bộ phận quản lý quan trọng, bạn cần lựa chọn cho mình những đơn vị chuyên nghiệp vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của khách hàng và doanh thu của cá nhân, doanh nghiệp sở hữu tòa nhà.