Xây dựng thực đơn dinh dưỡng cho trẻ còi xương như thế nào? Đang là câu hỏi mà rất nhiều bậc cha mẹ quan tâm. Trước tiên muốn cải thiện tốt tình trạng của bé, hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết được những nguyên nhân và biết được trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung gì.
Contents [show]
1. Nguyên nhân gây ra suy dinh dưỡng
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng suy dinh dưỡng ở trẻ. Trước tiên ta cần hiểu, suy dinh dưỡng là biểu hiện rõ của việc sụt cân, thể trạng gầy gò ốm yếu. Một số nguyên nhân phổ biến nhất:
- Trẻ bị nhiễm khuẩn: các chủng vi khuẩn đường ruột gây nên việc đau bụng, tiêu chảy đối với các bé. Ngoài ra các vấn để về giun sán cũng là nguyên nhân.
- Chế độ ăn uống thiếu khoa học: trẻ từ lúc nhỏ bị dừng bú mẹ sớm hoặc có thể do cha mẹ cho trẻ ăn uống không đủ chất, ăn không đúng giờ,…
Việc trẻ bị suy dinh dưỡng, còi xương thường xảy ra ở các gia đình ở nông thôn, gia đình đông con. Đôi khi là một số trẻ có trường hợp đặc biệt như sinh non, bị tật bẩm sinh từ nhỏ.
2. Những dấu hiệu của suy dinh dưỡng, còi xương ở trẻ
Biểu hiện của việc suy dinh dưỡng ở trẻ vô cùng đa dạng nhưng phổ biến nhất là thể hiện qua cân nặng và chiều cao của bé. Các bé có chiều cao và cân nặng kém so với mức chuẩn so với độ tuổi hiện tại thì rất có khả năng cao bị suy dinh dưỡng. Ngoài ra còn có các biểu hiện như: răng mọc chậm, biếng ăn, ngủ hay giật mình, thường xuyên ốm vặt,…Nếu nhận thấy con mình có các biểu hiện lạ như trên thì cha mẹ nên tiến hành đưa trẻ đi khám sớm nhất có thể.
3. Trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung gì
Các bậc cha mẹ cần hết sức lưu ý về vấn đề dinh dưỡng cho con trẻ, đặc biệt với vẻ đang trong tình trạng suy dinh dưỡng và còi xương. Vậy trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung gì? Dưới đây là các nhóm thực phẩm tốt cho việc cải thiện tình trạng sức khỏe và thể trạng của các bé
3.1. Thực phẩm giàu Canxi và Vitamin D
Đa phần trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi hơn so với mặt bằng chung chủ yếu do bị thiếu canxi. Đối với việc phát triển hệ xương khớp thì Canxi đóng một vai trò rất quan trọng. Một số thực phẩm như trứng, sữa, tôm, cua,…là nguồn thực phẩm giàu Canxi. Ngoài ra, việc hấp thụ Vitamin D từ ánh nắng mặt trời cũng sẽ rất hiệu quả, nên cho trẻ tắm nắng sớm từ 15-30 phút.
3.2. Thực phẩm giàu Protein
Tăng lượng protein là điều cần thiết đối với các trẻ bị suy dinh dưỡng, thậm chí cần tăng hơn so với các trẻ đang ở thể trạng tốt. Nguồn protein dồi dào nhất là sữa và một số sản phẩm khác có liên quan đến sữa như sữa chua, váng sữa,…Có thể bổ sung protein từ động vật cho bé như thịt, cá, trứng,…và các protein từ thực vật có trong các loại đậu, ngũ cốc,…
3.3. Các loại rau xanh và trái cây
Nếu bỏ qua rau xanh và trái cây cho trẻ là một thiếu sót vô cùng to lớn. Trong trái cây và rau xanh có chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt hỗ trợ cho tiêu hóa, tăng đề kháng cho trẻ,…Thường xuyên cho trẻ ăn trái cây và rau xanh là phương pháp ăn uống lành mạnh. Nên cho trẻ ăn trái cây chín để tránh việc đau bụng, khó tiêu và trong trái cây chín hàm lượng dinh dưỡng sẽ cao hơn.
4. Lưu ý gì khi chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng và còi xương
Các bé bị suy dinh dưỡng hoặc còi xương có thể trạng rất yếu do đó cần hết sức chú ý cho việc cung cấp dinh dưỡng cho các bé. Ngoài ra, việc cho các bé tham gia các hoạt động thể chất sẽ giúp tăng cường việc trao đổi chất tốt hơn. Cha mẹ cũng nên chú ý quan tâm đến con nhiều hơn, theo dõi cân nặng chiều cao của bé định kỳ và thăm khám sức khỏe đúng kỳ theo chỉ định của bác sĩ
5. Nơi tư vấn dinh dưỡng cho trẻ còi xương và suy dinh dưỡng
Để biết được trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung gì, các bậc cha mẹ hãy đưa con mình đến phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM, tại đây chuyên điều trị các chứng còi xương, suy dinh dưỡng ở mọi lứa tuổi. Với đội ngũ chuyên gia khám và chữa bệnh đều là các Phó giáo sư, Tiến sỹ, Bác sỹ hàng đầu trong lĩnh vực dinh dưỡng, chúng tôi tự tin rằng có thể giúp các bậc phụ huynh bớt đi phần nào nỗi lo về con em mình, chúng tôi sẽ đưa ra những phương pháp dinh dưỡng phù hợp nhất với từng bé.
PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA DINH DƯỠNG VIAM
- Website: https://viamclinic.vn/
- Địa chỉ: Số 12 Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội
- Thời gian làm việc: Sáng 8h00-11h (Từ T2-CN) và Chiều 13h30-18h00 (T2-T7)