Các yếu tố làm ảnh hưởng đến tuổi thọ của đèn LED chiếu sáng

Bạn có bao giờ tự hỏi tuổi thọ của đèn LED là bao nhiêu không? Dù được biết đến với độ bền “khủng” và khả năng tiết kiệm điện. Nhưng liệu bạn có biết những yếu tố nào ảnh hưởng đến tuổi thọ của đèn? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết này để khám phá những bí mật đằng sau tuổi thọ của đèn. Đặc biệt là những mẹo nhỏ để sử dụng đèn LED hiệu quả và tối ưu nhất nhé!

Contents

Tuổi thọ thực tế của đèn LED là bao nhiêu? 

Khái niệm tuổi thọ đèn LED

Tuổi thọ của đèn LED là thời gian mà đèn có thể hoạt động hiệu quả trước khi độ sáng của nó giảm xuống còn 70% so với ban đầu. Thay vì tắt đột ngột như các loại đèn truyền thống, đèn LED giảm dần cường độ ánh sáng theo thời gian sử dụng. 

Các yếu tố làm ảnh hưởng đến tuổi thọ của đèn LED chiếu sáng
Đèn LED là một thiết bị mang công nghệ LED

Trung bình tuổi thọ của đèn LED

Thông thường, tuổi thọ của đèn LED dao động từ 25.000 đến 50.000 giờ. Tùy thuộc vào chất lượng sản phẩm và cách sử dụng. Đối với những đèn LED cao cấp, con số này có thể lên đến hơn 100.000 giờ.

So với các loại đèn truyền thống như đèn sợi đốt (1.000 – 2.000 giờ) hay đèn huỳnh quang (7.000 – 15.000 giờ) thì tuổi thọ của đèn LED vượt trội hơn hẳn. Điều này nghĩa là, nếu sử dụng trung bình 8 giờ mỗi ngày, đèn LED có thể hoạt động trong 8 đến 17 năm. Chúng giúp tiết kiệm đáng kể chi phí bảo trì và thay thế trong quá trình sử dụng. 

Phương pháp tính tuổi thọ đèn của đèn LED

Công thức phổ biến để tính tuổi thọ dự kiến của đèn LED là:

Tuổi thọ (giờ) = (Số giờ thử nghiệm x Tỷ lệ suy giảm ánh sáng)

Ví dụ:. Nếu sau 6.000 giờ thử nghiệm, đèn chỉ giảm 3% độ sáng, thì có thể dự đoán đèn sẽ đạt mức L70 sau khoảng 40.000 giờ.

Các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tuổi thọ của đèn LED

Mặc dù đèn LED tuổi khá dài, nhưng một số yếu tố có thể làm giảm hiệu suất của đèn nhanh hơn dự kiến. Dưới đây là các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tuổi thọ của đèn: 

Nhiệt độ môi trường là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ của đèn LED
Nhiệt độ môi trường là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ của đèn LED

Bộ nguồn Driver

Bộ nguồn của đèn LED chịu trách nhiệm cung cấp điện ổn định cho đèn hoạt động. Nếu bộ nguồn không đảm bảo chất lượng hoặc bị hỏng nó có thể gây ra việc cấp điện không ổn định cho đèn. Dẫn đến giảm hiệu suất và tuổi thọ của đèn. Khi sử dụng bộ nguồn tốt có tác dụng giúp điều chỉnh điện áp và dòng điện ổn định, tránh hư linh kiện bên trong đèn.

Bộ tản nhiệt đèn LED

Nhiệt độ là một trong những yếu tố quyết định tuổi thọ của đèn LED. Đèn LED hoạt động hiệu quả nhất khi nhiệt độ của chúng được kiểm soát. Bộ tản nhiệt trong đèn LED giúp giảm nhiệt độ và giữ cho đèn hoạt động ở mức nhiệt tối ưu. Nếu bộ tản nhiệt không hiệu quả, nhiệt độ bên trong đèn sẽ tăng cao lên làm hỏng chip LED và giảm tuổi thọ của đèn LED. 

Chất lượng của chip đèn LED

Chip LED là phần quan trọng nhất trong đèn LED vì nó chuyển đổi điện năng thành ánh sáng. Chất lượng của chip LED sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất chiếu sáng và tuổi thọ của đèn LED. Các chip LED chất lượng thường có khả năng chịu nhiệt độ và áp lực điện tốt hơn. Chúng giúp đèn LED hoạt động ổn định và bền bỉ hơn.

Các tác động ngoại cảnh

Yếu tố ngoại cảnh như độ ẩm, nhiệt độ môi trường, bụi bẩn và tác động cơ học cũng ảnh hưởng đến tuổi thọ đèn LED. Nếu đèn được lắp đặt trong môi trường ẩm ướt hoặc quá nóng, chúng sẽ nhanh chóng bị hỏng. Điều này đòi hỏi người dùng phải lựa chọn đèn LED phù hợp với môi trường và nhu cầu sử dụng. 

So sánh tuổi thọ của đèn LED và các đèn khác

Khi so sánh tuổi thọ đèn LED với các loại đèn truyền thống, chúng ta thấy rõ sự khác biệt như: 

  • Đèn LED:

    Tuổi thọ của đèn LED từ 25.000 đến 50.000 giờ, có thể lên đến 100.000 giờ với các sản phẩm cao cấp. Khi sử dụng được 1 thời gian, đèn LED sẽ giảm dần độ sáng thay vì tắt đột ngột. Chúng hoạt động hiệu quả và bền bỉ hơn, giúp tiết kiệm chi phí bảo trì và thay thế.

  • Đèn sợi đốt:

    Tuổi thọ của đèn khoảng 1.000 đến 2.000 giờ. Đèn sợi đốt có tuổi thọ ngắn, thường tắt đột ngột khi hết hạn. Chúng tiêu tốn nhiều điện năng và sản sinh nhiều nhiệt, dẫn đến chi phí vận hành cao hơn.

  • Đèn huỳnh quang:

    Với tuổi thọ khoảng 8.000 đến 10.000 giờ. Mặc dù, đèn huỳnh quang có tuổi thọ dài hơn đèn sợi đốt nhưng vẫn kém hơn đèn LED. Chúng tiêu thụ ít điện hơn đèn sợi đốt nhưng cần thời gian khởi động và chứa các chất độc hại như thủy ngân.

  • Đèn huỳnh quang compact (CFL)

    Tuổi thọ của đèn rơi vào hoảng 8.000 đến 10.000 giờ. CFL có tuổi thọ dài hơn đèn sợi đốt và tiết kiệm điện hơn, nhưng không bền bằng đèn LED và cũng chứa thủy ngân. Chúng có thời gian khởi động lâu hơn và giảm sáng theo thời gian sử dụng. 

Qua đó, ta có thể thấy đèn LED vượt trội hơn so với các loại đèn khác về tuổi thọ của đèn LED. Chúng sử dụng hiệu quả năng lượng và cả chi phí bảo trì. Điều này làm cho đèn LED trở thành lựa chọn ưu tiên cho nhiều ứng dụng chiếu sáng hiện đại, đặc biệt là trong các ứng dụng như đèn pha LED 12V cho xe cộ, các công trình, sự kiện ngoài trời.

Khi nào nên thay bóng đèn LED

Mặc dù đèn LED giờ sử dụng dài, nhưng sau một thời gian sử dụng, bạn vẫn nên thay bóng đèn. Chúng ta có thể thay khi đèn bắt đầu giảm độ sáng đáng kể. Khi độ sáng của đèn giảm xuống dưới 70% so với ban đầu hoặc đèn nhấp nháy thường xuyên, đó là lúc bạn nên cân nhắc thay thế bóng đèn LED mới để duy trì hiệu quả chiếu sáng.

Một số chú ý khi sử dụng giúp tăng tuổi thọ của đèn LED?

Để giúp đèn LED hoạt động hiệu quả và kéo dài tuổi thọ, bạn cần lưu ý một số điều sau:

Thường xuyên bảo dưỡng đèn LED định kỳ để gia tăng tuổi thọ của đèn LED
Thường xuyên bảo dưỡng đèn LED định kỳ để gia tăng tuổi thọ đèn LED

Hạn chế bật tắt thường xuyên

Mỗi lần bật tắt đèn LED, đặc biệt là trong khoảng thời gian ngắn. Khi bật tắt thường xuyên có thể làm tăng áp lực cho bộ nguồn và chip LED, dẫn đến giảm tuổi thọ. Do đó, hãy hạn chế bật tắt đèn quá thường xuyên, đặc biệt khi không cần thiết.

Đảm bảo điều kiện nhiệt độ môi trường thích hợp 

Nhiệt độ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tuổi thọ đèn LED. Đèn LED hoạt động tốt nhất trong môi trường mát mẻ và có bộ tản nhiệt hiệu quả. Nếu đèn LED được lắp đặt trong khu vực có nhiệt độ quá cao, hãy đảm bảochúng được trang bị bộ tản nhiệt chất lượng và thông gió tốt.

Thường xuyên vệ sinh và kiểm tra đèn định kỳ

Bụi bẩn có thể làm giảm hiệu suất chiếu sáng và gây cản trở cho quá trình tản nhiệt của đèn. Vì vậy, hãy thường xuyên vệ sinh đèn và kiểm tra các bộ phận như bộ tản nhiệt và bộ nguồn. Nhằm đảm bảo đèn hoạt động bình thường giúp duy trì và gia tăng tuổi thọ đèn LED.

Khắc phục lỗi sớm nhất có thể

Nếu đèn LED bắt đầu có dấu hiệu giảm hiệu suất hoặc gặp sự cố như nhấp nháy, bạn nên xử lý ngay lập tức. Nếu để tình trạng này kéo dài sẽ làm hỏng các linh kiện bên trong đèn và làm giảm tuổi thọ đèn khi sử dụng. 

Lựa chọn đèn LED mang tuổi thọ cao

Khi chọn mua đèn LED, bạn nên ưu tiên các sản phẩm từ các thương hiệu uy tín, chất lượng và được chứng nhận. Lựa chọn đèn LED mang tuổi thọ cao đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu các ứng dụng của đèn. Đảm bảo hiệu quả chiếu sáng ổn định, giảm chi phí bảo trì, đặc biệt trong các môi trường như chiếu sáng ngoài trời, công nghiệp,..

Xem thêm: Ứng dụng của đèn pha LED

Tuổi thọ của đèn LED là một trong những thành tựu của công nghệ chiếu sáng này so với những loại đèn truyền thống. Tuy nhiên, để thời gian sử dụng lâu hơn, thì cần hiểu rõ các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất của đèn và cách bảo trì đúng cách. Hi vọng bạn có thể lựa chọn cho mình chiếc đèn LED chiếu sáng thích hợp cho không gian của mình.

Tác giả

Bài viết liên quan

Máy photo ricoh 5002: Ưu điểm nổi bật & thông số kỹ thuật
29/11/2021
quản trị
Động cơ DC không chổi than là gì?
04/06/2021
quản trị
Tìm hiểu khái quát về thiết bị mạng Gateway – Phân loại và ứng dụng
22/10/2024
Đông Chí
Vì sao giá Iphone 11 Pro Max luôn ở mức cao?
20/07/2020
quản trị

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *