Đầu tư dây chuyền làm bánh mì cơ bản cần những gì?

Đối với xưởng sản xuất bánh mì, một chiếc máy làm bánh mì không thể đáp ứng được nhu cầu. Vì vậy họ cần phải nâng cấp thành dây chuyền sản xuất bánh mì có thể đáp ứng được nhu cầu. Vậy, những thiết bị cần thiết cho một dây chuyền sản xuất bánh mì cơ bản là gì?

Contents

Các công đoạn làm bánh mì cơ bản

Đầu tiên, chúng ta cần biết các công đoạn cơ bản khi làm bánh mì. Để xác định được các máy móc có thể hỗ trợ trong từn giai đoạn đó là gì. Bánh mì Việt Nam chủ yếu sẽ có 5 bước chính như sau:

Đầu tư dây chuyền làm bánh mì cơ bản cần những gì?

Bước 1: Trộn bột mì

Bước 2: Chia bột

Bước 3: Se bột

Bước 4: Ủ bột

Bước 5: Nướng bánh mì

Dây chuyền làm bánh mì cơ bản

Do đó, một dây chuyền làm bánh mì cơ bản cũng sẽ bao gồm 5 thiết bị tương ứng với 5 bước làm bánh mì. Bao gồm: máy trộn bột, máy cắt bột, máy se bột, máy ủ (hoặc phòng lên men) và lò nướng bánh mì. Ngoài ra, nếu bạn có làm các loại bánh mì đặc biệt khác sẽ có thêm một số thiết bị máy móc khác. Việc thay thế bằng máy móc, vừa tiết kiệm sức lực, chi phí, thời gian mà cho năng suất cao.

Máy trộn bột làm bánh

Máy trộn bột là một loại máy thực phẩm. Chức năng chính của nó là trộn đều bột mì, nước và các nguyên liệu khác. Có máy trộn bột chân không và máy trộn bột xoắn ốc.

Dây chuyền làm bánh mì cơ bản

Máy này chủ yếu bao gồm bồn trộn, móc, thiết bị dẫn động, bảng điều khiển và ghế máy.

Móc xoắn ốc của máy trộn được dẫn động bởi thiết bị lái để quay trong thùng trộn, và thùng trộn quay với tốc độ không đổi nhờ thiết bị dẫn động, bột mì trong thùng được khuấy liên tục và hoàn toàn và trộn nhanh chóng, để bột khô. có thể có được sự hydrat hóa đồng nhất, mở rộng gluten và trở thành bột nhào với độ đàn hồi và độ mềm dẻo nhất định.

Chất lượng và hiệu suất của quá trình trộn bột có thể được đánh giá bằng các tiêu chí sau:

– Tính đàn hồi: khả năng trở lại trạng thái ban đầu sau khi bị nén hoặc bị kéo căng.

– Khả năng mở rộng: đặc tính không bị phá vỡ sau khi kéo dài.

– Tính biến dạng: khả năng không khôi phục lại trạng thái ban đầu sau khi bị nén hoặc kéo căng.

– Độ bền: sức đề kháng thể hiện sau khi kéo căng.

Bột bánh mì có độ đàn hồi tốt và có thể kéo dài là đã đủ tiêu chuẩn.

Dây chuyền làm bánh mì cơ bản cần có máy chia bột

Máy chia bột dùng để chia đều bột thành từng khối đã định. Đây là một phần rất cần thiết trong dây chuyền sản xuất bánh mì tự động. Việc chế biến tự động, cũng có thể giúp tiết kiệm thời gian và sức lao động.

Máy cắt bột

Máy cắt bột là một loại máy kết hợp giữa máy ép bột và máy tạo hình. Chức năng chính của Máy cắt bột là phân chia và làm mỏng bột đã ép và chuyển nó đến máy tạo hình. Chức năng chính của nó là tự động phân đoạn và định hình đai bột.

Máy se bột

Máy se bột là một loại máy có chức năng ép bột và tạo hình cho bánh. Máy se bột thực hiện ép mỏng, cuộn thành dải theo chiều dài thiết lập và định hình cho bột chắc.

Máy ủ bột

Máy ủ bột giúp quá trình ủ bột làm bánh nhanh chóng và tiết kiệm được diện tích khu làm bánh. Đồng thời việc ủ bột trong máy còn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Lò nướng bánh mì

Sau khi bánh mì được ủ sẽ được xếp trên khay và nướng bánh. Nhiệt độ nướng và thời gian nướng khác nhau ở các loại bánh mì. Hiện nay, trên thị trường, có 2 loại thiết bị nướng bánh mì. Đó là máy nướng bánh đối lưu và xoay. Lò nướng theo công nghệ quạt hơi nóng đối lưu dễ đầu tư hơn. Nhưng với công nghệ lò xoay, bánh tiếp đều với nhiệt sẽ có chất lượng tốt hơn.

Đầu tư dây chuyền làm bánh mì cơ bản

Nếu bạn đang có ý định đầu tư dây chuyền làm bánh mì cơn bản mà không biết mua ở đâu? Hãy tham khảo công ty Kiến An. Công ty sản xuất – thương mại Kiến An có kinh nghiệm nhiều năm trong nghành sản xuất máy móc chế biến thực phẩm công nghiệp. Liên hệ hotline: 0981947868 để được tư vấn về những dòng máy phù hợp với số vốn và nhu cầu của bạn!

Đầu tư dây chuyền làm bánh mì tại Kiến An

Bên cạnh đó, Lò nướng bánh Kiến An còn có các chính sách bảo hành sản phẩm cho bạn. Nhằm đảm bảo cơ sở sản xuất uy tín cũng như chất lượng sản phẩm cao.

Tóm lại, trong quá trình sản xuất bánh mì, có rất nhiều hạng mục cần lưu ý. Mỗi hạng mục đều có thể ảnh hưởng đến chất lượng của bánh mì, từ khâu xử lý nguyên phụ liệu đến khâu tạo hình bánh mì. Vì vậy việc lựa chọn máy móc thiết bị cho dây chuyền sản xuất phù hợp là rất quan trọng. Đồng thời bạn cũng cần phải làm tốt kiểm soát quá trình sản xuất đó.

>>> Tham khảo ngay: Cách nướng bánh bông lan không bị xẹp

Tác giả

Bài viết liên quan

Công nghệ cắt laser kim loại chuẩn xác? Ưu điểm của công nghệ này
23/04/2021
quản trị
Ưu điểm và nhược điểm của máy cắt cỏ Nhật Bản
31/08/2020
quản trị
Container 40 hc theo mô hình container cafe
29/06/2022
quản trị
Bật mí 5 loại máy phát điện tốt nhất hiện nay cho gia đình
05/08/2020
quản trị

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *