Sử dụng men vi sinh là một trong những cách ủ phân phổ biến và được ưa chuộng trong sản xuất nông nghiệp. Cùng tìm hiểu về lợi ích và kỹ thuật của ủ phân men vi sinh thông qua bài viết dưới đây.
Contents
Men vi sinh là gì?
Đây là một loại chế phẩm sinh học gồm một hay nhiều vi sinh vật có lợi. Kích thước của vi sinh vật rất nhỏ và chỉ nhìn thấy được qua kính hiển vi. Mọi quá trình xảy ra trong đất như mùn hóa, chuyển đổi các chất khoáng thành chất hữu cơ,… đều có sự tham gia của vi sinh vật.
Nguyên nhân nên ủ phân men vi sinh cho cây trồng
Phân bón hữu cơ có chứa các loại nấm, ký sinh trùng, vi khuẩn. Chúng sẽ gây các ảnh hưởng xấu đến cây trồng. Ngoài ra các loại vi sinh này còn có thể gây bệnh cho người hoặc gia súc. Việc ủ phân bổ sung men vi sinh sẽ giúp giảm bớt mùi hôi của phân bón, giúp tiêu diệt các mầm bệnh gây hại. Ủ phân men vi sinh còn tạo điều kiện cho các phân tử protein, xenlulozo, tinh bột bị phân hủy nhỏ hơn, giúp cây trồng dễ dàng hấp thụ.
Lợi ích khi dùng men vi sinh để ủ phân
- Giảm bớt mùi khó chịu của phân bón
- Giúp các hợp chất hữu cơ phân hủy nhanh
- Cải tạo đất trồng
- Cung cấp các dưỡng chất có lợi cho cây trồng
- Giảm chi phí đầu tư
- Bảo vệ sức khỏe khi hạn chế được việc dùng phân bón hóa học
- Giảm gây ô nhiễm môi trường
Quy trình ủ phân bổ sung men vi sinh
Để tiến hành ủ phân bổ sung men vi sinh tại nhà, bạn cần thực hiện theo chỉ dẫn sau:
Giai đoạn chuẩn bị
- Phân thành phẩm : 1 tấn
- Phân chuồng (có thể chọn phân bò, phân gà, phân heo,…) : 400 – 500kg
- Băm nhuyễn vỏ trấu, xơ dừa, vỏ trấu hoặc vỏ đậu : 500 – 600kg
- Super lân: 30kg
- Men vi sinh loại tùy chọn: 3 – 5 kg
- Nước : 150 – 200 lít
- Lớp bạc phủ
Kỹ thuật ủ
Bước 1: Trộn đều các nguyên liệu: men gói vi sinh, phân chuồng và nước. Phải chú ý đảm bảo độ ẩm của hỗn hợp đạt mức từ 50 – 60%.
Bước 2: Đánh hỗn hợp tạo thành luống hình thang có chiều cao từ 1,2 – 1,5m.
Bước 3: Dùng tấm bạc phủ kín. Việc này sẽ giúp bảo vệ hỗn hợp tránh nắng, mưa, hạn chế được việc mất đạm trong khi lên men vi sinh.
Bước 4: Tiến hành đảo trộn hỗn hợp sau 7 – 10 ngày. Việc này sẽ giúp vi sinh vật phân tán đều và tăng cường được lượng vi sinh vật. Nếu khi trộn thấy hỗn hợp bị khô, thiếu độ ẩm thì bạn có thể thêm nước vào và khuấy trộn lần nữa.
Bước 5: Chờ đủ 50 – 60 ngày thì bắt đầu hạ nhiệt độ xuống mức 30%. Phân ủ lúc này đã hoại và có giảm trọng lượng hơn nhiều so với ban đầu. Màu sắc của phân sẽ chuyển sang màu nâu sẫm, không nóng, không có mùi khó chịu. Nếu đáp ứng được các tiêu chí trên thì nghĩa là phân đã ở mức chuẩn, có thể sử dụng để đi bón cho cây trồng.
Tuy nhiên trong quá trình ủ cần nhớ không được trộn lẫn vôi bột với phân vì hỗn hợp này sẽ tiêu diệt các vi sinh vật có lợi.
Men vi sinh ủ phân EcoClean Compost
Sử dụng men vi sinh ủ phân sẽ giúp cải tạo đất và giúp cây trồng phát triển hơn. Đây là sự kết hợp đặc biệt của các chất dinh dưỡng vi lượng, chủng vi sinh, chất căng bề mặt cho phân ủ.
EcoClean Compost được đóng gói dưới dạng bào tử đã giúp tăng tính ổn định và thời hạn sử dụng cho men vi sinh.
EcoClean Compost còn được phối trộn dễ dàng với nhiều loại nguyên liệu ủ khác, cũng có thể hòa tan được trong nước. Việc này giúp trộn đều các nguyên liệu trong quá trình trộn ủ.
Cách sử dụng men vi sinh EcoClean Compost
- Tỉ lệ nước
Ngâm với tỉ lệ 1 gói EcoClean Compost cùng với 1 – 2 lít nước cho 1 mẻ ủ. Lượng nước sẽ được điều chỉnh tùy theo độ ẩm của mẻ ủ.
- Liều lượng sử dụng:
1 gói dung tích 100 gram được dùng cho 50 kg nguyên liệu ủ các loại. Cần trộn đều hỗn hợp trong quá trình ủ để tạo giúp lưu thông không khí.
Nếu bạn cần hỗ trợ về các vấn đề liên quan đến chủ đề này, vui lòng liên hệ với chúng tôi tại: Ecoclean