Tiết kiệm năng lượng đang là vấn đề rất cấp thiết của toàn xã hội, mà trong đó cả ngành kiến trúc và xây dựng cũng không ngoại lệ. Việc áp dụng các giải pháp để tiết kiệm năng lượng, chi phí xây dựng cho các công trình có thể tăng lên từ 10-30% nhưng lại tiết kiệm được chi phí năng lượng đến trên 20% so với các công trình không áp dụng.
Một tòa nhà được đánh giá là tiết kiệm năng lượng dựa trên 3 yếu tố: thiết kế, công nghệ áp dụng và quản trị năng lượng. Tuy nhiên, tại Việt Nam, hầu hết các công trình không đạt hiệu quả tòa nhà năng lượng vì còn thiếu 3 yếu tố này hoặc chỉ đáp ứng được một trong 3 yếu tố. Dưới dây là các giải pháp áp dụng cho các công trình xây dựng nhằm tiết kiệm năng lượng.

Contents
Khai thác triệt để các điều kiện tự nhiên
Ngay từ khi bắt đầu thiết kế, những số liệu đầu vào về các chỉ số bức xạ mặt trời, độ ẩm, nhiệt độ không khí, gió… cần được nghiên cứu kỹ lưỡng để tận dụng được nguồn khí hậu thiên nhiên và cảnh quan tự nhiên.
Lựa chọn hình khối, kiểu dáng cho công trình
Việc lựa chọn kiểu dáng, hình khối của công trình trong thiết kế không chỉ có tác dụng về mặt thẩm mỹ mà quan trọng hơn còn có thể giúp tiết kiệm năng lượng trong quá trình thi công và sử dụng.
Về thứ tự ưu tiên để lựa chọn cho hình khối nhà để tiết kiệm năng lượng thì nên ưu tiên khối trụ tròn, khối đa diện đều, rồi đến khối trụ vuông, khối trụ chữ nhật xong mới tới các khối có hình thù khác biệt, phức tạp khác.
Tận dụng chiếu sáng tự nhiên
Lên thiết kế hệ thống cửa sổ nhằm tận dụng được ánh sáng tự nhiên để chiếu sáng cho các căn phòng cũng là một biện pháp hữu ích để tiết kiệm năng lượng. Khi so với cùng một diện tích của cửa thì nên chọn loại cửa sổ cao và hẹp thì sẽ có tác dụng tốt hơn loại cửa thấp mà rộng.
Sử dụng nhiều cây xanh
Không gian xung quanh công trình nếu được xanh hóa sẽ tạo ra môi trường không khí thấp hơn, mát hơn, sạch hơn, khi đó ít phải sử dụng máy điều hòa hơn và từ đó có thể tiết kiệm điện năng một cách rõ rệt.
Sử dụng những vật liệu xây dựng phù hợp và thân thiện môi trường
Khi sử dụng vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường sẽ có rất nhiều ưu điểm như giảm trọng tải móng, cách nhiệt, cách âm tốt, giúp tiết kiệm năng lượng. Ví dụ như gạch đất nung gây ô nhiễm nhiệt, có tác động lớn đến môi trường vì thế nên chuyển sang dùng loại gạch không nung với tỷ lệ là 50-70%.

Thiết kế hệ thống chiếu sáng thông minh
Sử dụng các thiết bị chiếu sáng có tính tiết kiệm năng lượng hơn như: đèn LED, đèn compact…
Sử dụng những hệ thống điều khiển thông minh tự động, giúp giảm bớt hoặc cắt hẳn lượng chiếu sáng khi không cần thiết bằng các sensor cảm biến, điều khiển tự động độ sáng của đèn theo ánh sáng bên ngoài hoặc tự tắt đèn khi không có người sử dụng.
Tối ưu hệ thống điều hòa không khí
Nên sử dụng thiết bị điều hòa không khí có công nghệ inverter kết hợp với điều hòa không khí sử dụng năng lượng mặt trời.
Xem xét sử dụng hệ thống điều hòa ở trung tâm với hệ thống cảm ứng tự điều chỉnh nhiệt độ trong phòng sao cho phù hợp với nhiệt độ ngoài trời.

Thiết kế hệ thống cấp nước
Khi sử dụng các thiết bị vệ sinh công nghệ mới có thể giúp tiết kiệm được 20% lượng nước sử dụng.
Tận dụng nguồn nước mưa và nước thải xám (là nước thải từ vòi rửa tay, vòi sen, máy giặt, được xử lý và có thể tái sử dụng được
Sử dụng máy nước nóng năng lượng mặt trời kết hợp thêm với hệ thống đun nóng dùng điện (hoạt động khi trời không nắng).