Mẫu phiếu xuất kho và cách lập phiếu xuất kho

Khi dịch vụ Logistic ra đời, các kho bãi được xây dựng ngay tại cảng. Để đảm bảo hàng hóa được luân chuyển đúng theo quy định.Chính sự lưu thông ra vào của hàng hóa đã tạo nên mẫu phiếu xuất kho. Để trả lời cho câu hỏi mẫu phiếu xuất kho là gì, cách lập phiếu xuất kho gồm mấy bước và diễn ra như thế nào. Hãy cùng đọc bài viết dưới đây để làm rõ nhé.

Contents

Mẫu phiếu xuất kho là gì? 

Trước khi đi sâu vào những vấn đề khác thì chúng ta cần hiểu khái niệm mẫu phiếu xuất kho là gì. Có thể nói, mẫu phiếu xuất kho là một loại phiếu mà người ta dùng để theo dõi chặt chẽ vật tư, công dụng, sản xuất hàng hóa,…. Dùng cho các bộ phận xuất kho trong doanh nghiệp sử dụng. Công dụng của loại phiếu này là để hạch toán chi phí sản xuất, cũng như tính các tiêu hao vật tư.

Mẫu phiếu xuất kho thực tế
Mẫu phiếu xuất kho thực tế

>>> Xem thêm: Mẫu hóa đơn điện tử là gì? Các mẫu hóa đơn điện tử

Phân loại các mẫu phiếu xuất kho 

Các loại phiếu xuất kho cũng như các loại phiếu thu chi khác. Chúng được chia làm 3 liên 

Liên 1: Phiếu sẽ được lưu trữ ở bộ phận lập phiếu 

Liên 2: Người giữ kho sẽ giữ để ghi vào thẻ kho sau đó chuyển sang bộ phận kế toán để ghi vào sổ sách 

Liên 3: Phiếu xuất kho sẽ được đưa cho người giao hàng để làm bằng chứng và để quá trình kiểm tra của cơ quan chức năng diễn ra dễ dàng.

>>> Xem thêm: Cách nào để in hóa đơn điện tử?

Cách viết phiếu xuất kho 

Phiếu xuất kho là một loại chứng từ quan trọng, có giá trị pháp lý trong việc vận chuyển hàng hóa. Chính vì thế việc viết phiếu xuất kho cần phải đảm bảo được độ chính xác và cẩn thận cao. 

Phía trên bên trái của phiếu xuất kho sẽ được ghi tên đơn vị xuất kho. Bạn có thể đóng dấu của doanh nghiệp lên đó cho nhanh. 

  • Cột A, B, C, D: cột A ghi rõ số thứ tự, cột B ghi tên, nhãn hiệu hoặc quy cách của loại vật tư, dụng cụ, sản phẩm, tiếp theo các cột còn lại ghi mã số và đơn vị tính.
  •  Cột 1: ghi số lượng vật tư bao gồm công cụ, sản phẩm, hàng hóa theo yêu cầu xuất kho của cả bộ phận sử dụng.
  • Cột 2: Thủ kho ghi số lượng thực tế xuất kho. Lưu ý rằng số lượng thực tế xuất kho chỉ có thể = hoặc < số lượng thực tế yêu cầu. 
  • Cột 3, 4: Kế toán ghi đơn giá, tùy theo quy định hạch toán của doanh nghiệp, và tính thành tiền các loại vật tư sản phẩm cần được yêu cầu. 
  • Dòng cộng: Ghi tổng số tiền của số vật tư,sản phẩm thực tế đã xuất kho, công cụ.
  • Dòng Tổng số tiền ghi bằng viết bằng chữ: Xác nhận ghi tổng số tiền trên phiếu xuất kho, được viết bằng chữ

Phiếu xuất kho do các bộ phận xin lĩnh giấy hoặc do bộ phận quản lý, bộ phận kho lập. Cách viết sẽ dựa vào từng tổ chức quản lý và quy định của từng doanh nghiệp.  Được phân thành 3 liên và đặt giấy than viết 1 lần. Phiếu sau khi được lập xong, người lập phiếu và kế toán trưởng ký xong chuyển cho giám đốc hoặc người được uỷ quyền duyệt. Người ủy quyền hoặc giám đốc ký phải ghi rõ họ tên. Sau đó giao cho người nhận cầm phiếu xuống kho để nhận hàng. Sau khi xuất kho, thủ kho ghi vào cột 2 số lượng thực xuất của từng loại hàng hóa. Ghi thêm rõ ngày, tháng, năm xuất kho và cùng người nhận hàng ký tên vào phiếu xuất(phải ghi rõ họ tên).

>>> Xem thêm: Quy trình xuất hóa đơn điện tử

Các nội dung của phiếu xuất kho

Bộ Tài chính đã ban hành các mẫu Phiếu xuất kho đa dạng mẫu mã dành cho các loại hình doanh nghiệp. Chẳng hạn như phiếu xuất kho theo Thông tư 200 áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế. Bên cạnh đó, theo Thông tư 133 phiếu xuất kho áp dụng với doanh nghiệp nhỏ và vừa… Mặc dù vậy để việc lưu hành nội bộ diễn ra an toàn, các doanh nghiệp cũng có thể tự lập mẫu Phiếu xuất kho riêng phù hợp với doanh nghiệp mình.

Một phiếu xuất kho bình thường sẽ  gồm các nội dung sau:

– Có tên đơn vị và bộ phận xuất kho.

– Họ tên người nhận, người gửi, đơn vị, mã số phiếu xuất, ngày lập phiếu, lý do xuất kho, tên nhãn hiệu và quy cách sản phẩm, đơn vị tính của sản phẩm.

– Số lượng vật tư, hàng hóa, sản phẩm xuất kho và đơn giá (nếu có), phiếu xuất kho cần có 3 liên, trên phiếu cần có chữ ký của các bộ phận liên quan như giám đốc, người nhận, thủ kho và người lập phiếu.

Mẫu phiếu xuất kho theo thông tư 200 

Hình dưới đây là mẫu xuất kho được viết theo thông tư 200

Mẫu phiếu xuất kho theo thông tư 200
Mẫu phiếu xuất kho theo thông tư 200

Mẫu phiếu xuất kho theo thông tư 133

Hình dưới đây là mẫu xuất kho được viết theo thông tư 133

Mẫu xuất kho theo Thông tư 133
Mẫu phiếu xuất kho theo thông tư 133

Bài viết trên với những thông tin về phiếu xuất kho đã cho thấy được tầm quan trọng của việc lập phiếu nhập kho. Không những vậy trên bài viết bạn còn tìm thấy mẫu phiếu xuất kho theo thông tư 200 và thông tư 133. Để có thể giải đáp những thắc mắc khác hoặc nhận thêm nhiều thông tin hữu ích hơn bạn có thể truy cập website invoice.fast.com.vn của chúng tôi.

Phần mềm Hóa đơn điện tử Fast e – Invoice

Văn phòng tại Hà Nội

Ðịa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà CT1B, Khu VOV, P. Mễ Trì, Q. Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội

Tổng đài: (024) 7108-8288

Hỗ trợ ngoài giờ: (024) 7108-8288 (line 4)

Website: https://invoice.fast.com.vn/

Tác giả

Bài viết liên quan

Những công việc thường làm của một kế toán thương mại dịch vụ
19/05/2021
quản trị
Tìm hiểu các nguyên tắc kế toán cơ bản là gì?
19/08/2022
quản trị
Kê khai thuế qua mạng là gì? Lợi ích của việc kê khai thuế qua mạng
19/05/2021
quản trị
Cách chuyển lương thì net sang gross đơn giản nhất hiện nay
14/04/2021
quản trị

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *